Jiang Fan là Chủ tịch sàn thương mại điện tử Taobao. Theo nguồn tin giấu tên, ông bị loại khỏi một ban gồm 38 người có tiếng nói đến việc ra quyết định của ban giám đốc. Ngoài ra, Fan còn bị giáng chức xuống Phó Chủ tịch. Alibaba từ chối bình luận về thông tin này.
Jiang Fan là một trong các nhân vật quan trọng nhất tại Alibaba. Cựu kỹ sư Google từng được xem là người có thể kế nhiệm Tổng Giám đốc (CEO) Daniel Zhang. Tháng này, vợ của Jiang “gây bão” khi lên mạng xã hội Weibo công khai cảnh cáo một người mẫu nổi tiếng “đừng quyến rũ chồng tôi”. Dù bài viết đã được xóa, nó kịp trở thành chủ đề nóng hổi khắp Internet.
Câu chuyện “bóc phốt” của vợ Chủ tịch Taobao khiến người ta đặt ra câu hỏi liệu các mối quan hệ cá nhân có làm ảnh hưởng tới quyết định kinh doanh hay đầu tư của công ty hay không. Tuy nhiên, theo nguồn tin được xem thông báo trên website nội bộ, cuộc điều tra của Alibaba kết luận không có trao đổi lợi ích giữa Jiang và người mẫu kia cũng như công ty của cô ta.
" alt=""/>Chủ tịch Taobao bị giáng chức sau khi bị vợ tố ngoại tình với “hot girl” mạng xã hộiBrendan Ryan là một giáo viên dạy tiếng Anh tại TP.HCM.
Covid-19 đã trở thành một phần trong cuộc sống của tôi kể từ cuối tháng 1. Tôi đến từ Diamondhead, Mississippi, nhưng cho đến một tháng trước, tôi vẫn còn đang sinh sống và làm việc ở TP.HCM.
Vào tháng 1, tôi đến thăm một người bạn ở Đồng bằng sông Cửu Long để nghỉ Tết Nguyên đán thì hay tin Covid-19 đang ngày càng gia tăng ở Trung Quốc.
Tại Việt Nam, các trường học bắt đầu thông báo sẽ không mở cửa sau Tết, ít nhất là trong một thời gian ngắn nữa. Tôi mua khẩu trang ở một hiệu thuốc địa phương và đeo chúng trong suốt chuyến đi kéo dài 6 tiếng khi trở về TP.HCM.
Tôi thấy các trường hợp đầu tiên mắc Covid-19 tại Việt Nam diễn ra sớm hơn ở Mỹ. Ban đầu chúng tôi không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng rồi các sự kiện lớn lần lượt bị hủy bỏ. Tôi nhắn tin với những người bạn của tôi ở Trung Quốc để chắc chắn họ vẫn ổn.
Một thời gian không lâu sau đó, Chính phủ Việt Nam đã đóng cửa các quán bar và yêu cầu mọi người đeo khẩu trang khi ra ngoài đường. Đây là một yêu cầu bắt buộc. Tại các trung tâm thương mại, bảo vệ đều đứng trước cửa với một chiếc nhiệt kế, sẵn sàng kiểm tra thân nhiệt của mọi khách hàng khi bước vào.
Mặc dù có chung đường biên giới và quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Trung Quốc, nhưng Việt Nam có số lượng bệnh nhân nhiễm Covid-19 cực kỳ thấp. Tại thời điểm tôi đang viết bài này, có 268 ca được xác nhận nhiễm Covid-19 tại đây, chưa có trường hợp tử vong nào.
Đây là một quốc gia có diện tích bằng California nhưng với dân số nhiều hơn gấp 2 lần. Điều này thật kinh ngạc và sẽ có ích nếu đất nước chúng ta học hỏi kinh nghiệm chống dịch từ Việt Nam.
Kể từ cuối tháng 3, bất kỳ ai nhập cảnh vào Việt Nam đều được gửi vào các khu cách ly trong vòng 2 tuần. Họ được xét nghiệm và khi một ai đó trên chuyến bay có kết quả dương tính với Covid-19, toàn bộ hành khách trên chuyên bay đó sẽ được thông báo kịp thời.
Những biện pháp này nghe có vẻ hà khắc, nhưng chúng ta đang sống trong thời kỳ đại dịch mà dường như không phải của TK XXI. Vì vậy, có lẽ đây là những biện pháp hiệu quả nhất mà chúng ta có thể làm.
Tôi đã có ý định ở lại Việt Nam để chờ qua giai đoạn này. Một tuần trước khi rời đi, tôi vẫn dự trữ thức ăn trong căn hộ của mình để không phải đi ra ngoài.
Cảm giác giống như đang chuẩn bị đón một cơn bão, và đó là cách mà tôi hình dung về đại dịch này. Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng cơn bão này sẽ đổ bộ và tấn công tới Mississippi. Điều đó đang khiến tôi cảm thấy sợ hãi lúc này.
Thành thật mà nói, tôi không muốn trở về nhà. Tôi cảm thấy an toàn khi ở Việt Nam, giống như tôi đang sống ở một đất nước có chính phủ và người dân cực kỳ nghiêm túc đối mặt với đại dịch này. Tôi lo lắng về việc di chuyển của mình có khả năng lây lan bệnh. Nhưng tôi vẫn chọn trở về nhà vì cha mẹ tôi, những người luôn lo lắng vì sợ tôi cô độc ở một đất nước xa lạ trong đại dịch này.
Tại sân bay ở Việt Nam, chúng tôi được yêu cầu đeo khẩu trang và mọi người chủ động giãn cách xã hội. Trên chuyến bay của tôi từ Sài Gòn đến Nhật Bản, không ai tháo khẩu trang trừ lúc ăn và việc đó cũng diễn ra hết sức nhanh chóng.
Tuy nhiên, khi tôi đến Houston và đi qua hải quan, không ai hỏi tôi có đến từ các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch hay không, và cũng không có ai nói với tôi rằng tôi cần phải tự cách ly tại nhà trong 2 tuần tới. Chúng tôi đều là những hành khách trên chuyến bay kéo dài 13 tiếng và được bao quanh bởi những người có tiềm năng mang virus gây bệnh.
Khi đi qua cổng an ninh, nhân viên an ninh đeo găng tay nhưng không thay chúng sau khi kiểm tra xong mỗi túi hành lý.
Một hành khách đã yêu cầu họ thay găng tay mới khi kiểm tra túi của anh ta, nhưng những nhân viên này tỏ ra khó chịu. Cuối cùng, chỉ đến khi hành khách này yêu cầu quá nhiều lần, các nhân viên mới chịu thay găng tay khác.
Trên chuyến bay gần như không người từ Houston đến Gulfport, tôi là người duy nhất đeo khẩu trang. Tiếp viên hàng không trên máy bay nói rằng chúng tôi có thể ngồi giãn ra nếu muốn, nhưng không một người nào làm như thế.
Khi trở về nhà, tôi đã tự cách ly trong hai tuần, tránh tất cả những nơi công cộng và cố gắng hết sức để không tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ ai.
Bây giờ tôi có thể đi đến các cửa hàng, nhưng tôi thấy mọi người ngang nhiên bỏ qua biện pháp giãn cách xã hội. Tôi thấy các bãi đậu xe của Lowe’s và Home Depot vẫn chật cứng ô tô.
Đây không phải là một kỳ nghỉ, càng không phải là khoảng thời gian để thực hiện ước mơ cải tạo, sửa chữa nhà. Những hành vi này là ích kỷ và mang đến nhiều rủi ro cho mọi người.
Tôi không biết câu trả lời cho Mississippi là gì. Tôi cũng không nghĩ rằng các phương án phòng dịch của Việt Nam nhất thiết phải được thực thi tại đây. Tôi biết rằng nếu chính phủ buộc người dân phải cách ly tại nhà, mọi người sẽ gây náo loạn.
Có một khẩu hiệu đang lan truyền trên khắp các phương tiện truyền thông của Việt Nam là “Ở nhà là yêu nước”. Điều đó có nghĩa, nếu bạn yêu Mississippi và muốn bảo vệ nó thì hãy ở nhà.
Trong thời gian này, đó là cách tốt nhất để thể hiện tinh thần yêu nước của bạn.
" alt=""/>Thầy giáo tiếng Anh ở TP.HCM kể trải nghiệm chống dịch tại VN và MỹCơ hội cho doanh nghiệp công nghệ Việt
Thời gian gần đây, các app hỗ trợ học tập, làm việc trực tuyến của nước ngoài như Zoom liên tục bị trục trặc, chạy không ổn định, bị nghẽn mạng. Theo chuyên gia Vũ Thế Bình, Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), có 2 nguyên nhân chính đưa đến tình trạng này.
Một là do thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về cách ly toàn xã hội, nhu cầu sử dụng Internet tại nhà để học tập, làm việc và giải trí tăng cao. Bên cạnh đó, việc cáp biển AAG gặp sự cố vào ngày 2/4 làm tổng dung lượng kết nối Internet đi quốc tế bị thiếu hụt nhiều. “Không chỉ dịch vụ hội nghị trực tuyến, mà các dịch vụ dựa trên nền tảng dịch vụ ở nước ngoài, đều gặp tình trạng thiếu ổn định, chất lượng giảm sút”, ông Bình nhận định.
Vị chuyên gia này cũng phân tích, nhu cầu họp, hội nghị, học hay gặp mặt trực tuyến khá đa dạng. Với cơ quan nhà nước, các hệ thống phòng họp trực tuyến cố định đã trở nên quen thuộc và các giải pháp nước ngoài với công nghệ độc quyền, chất lượng cao, giá cao là phổ biến. Còn với từng cá nhân, có rất nhiều dịch vụ nền tảng trong nước và nước ngoài phục vụ song phương hoặc các nhóm nhỏ, miễn phí.
Tuy nhiên, dịch bệnh đã làm nảy sinh các nhu cầu phức hợp như họp trực tuyến số lượng người dự trung bình (đến 40 - 50 người), họp tích hợp với hệ thống phòng họp trực tuyến cố định, yêu cầu bảo đảm tính riêng tư và bảo mật, nhu cầu đảm bảo chất lượng dịch vụ ổn định... Vì thế, tạo thêm cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam hình thành và thúc đẩy những giải pháp, dịch vụ của mình.
Cung cấp giải pháp hội nghị truyền hình dạng "may đo" chất lượng cao
Liên minh CoMeet ra đời đầu tháng 4/2020 nhằm góp phần đem đến những giải pháp hiệu quả, an toàn, bảo mật, tự chủ công nghệ và được thiết kế tùy biến theo yêu cầu riêng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trong bối cảnh nhiều đơn vị đã và đang chuyển sang mô hình làm việc online, trực tuyến.
CoMeet có 5 thành viên CMC TS, NetNam, iWay, FDS và DQN đều là những hội viên tích cực của Câu lạc bộ Phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA). Liên minh vừa chính thức công bố cung cấp chùm giải pháp tư vấn, thiết kế, triển khai, tích hợp, hỗ trợ và bảo trì hệ thống video conference (họp trực tuyến) trên nền tảng phần mềm nguồn mở Jitsi cho các cơ quan, doanh nghiệp.
" alt=""/>Liên minh doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp họp online dạng “may đo”